Quay lại

Kết quả 03 năm thực hiện chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Bình Định Giai đoạn 2021 - 2025

Kích cỡ chữ:A+ |A |A-

01/04/2024 : 08:04

. Trong đó, có các mục tiêu như: Tổ chức tập huấn, tuyên truyền, đào tạo nâng cao nhận thức của các cá nhân, tổ chức, viện nghiên cứu/trường đại học và doanh nghiệp về tạo lập, quản lý, khai thác phát triển và bảo vệ tài sản trí tuệ cho 500 người; Hỗ trợ, đào tạo chuyên sâu chuyên môn, nghiệp vụ về sở hữu trí tuệ, quản trị tài sản trí tuệ cho 06 chuyên gia. Trong đó, hỗ trợ đào tạo ít nhất là 02 chuyên gia thuộc doanh nghiệp có nhiều hoạt động nghiên cứu, phát triển; Hỗ trợ tư vấn 100% nhu cầu của tổ chức, cá nhân về khai thác thông tin sở hữu trí tuệ, thiết kế, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế/giải pháp hữu ích; Hàng năm, lựa chọn, tư vấn và hỗ trợ cho 02 tổ chức đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp ra nước ngoài; Thực hiện thủ tục đăng ký, bảo hộ và xác lập quyền đối với chỉ dẫn địa lý cho ít nhất 01 sản phẩm của tỉnh; Hàng năm, lựa chọn hỗ trợ xây dựng hệ thống quản lý, phát triển, quảng bá và thương mại cho 02 sản phẩm đặc trưng đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, sản phẩm OCOP của tỉnh; Hỗ trợ đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp (SHCN) cho ít nhất 05 sản phẩm sáng tạo, kết quả NCKH và phát triển công nghệ có ý nghĩa thực tiễn đối với tỉnh, có khả năng thương mại hóa.

Qua 3 năm (2021 - 2023) triển khai thực hiện chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Bình Định giai đoạn 2021 - 2025, Trung tâm Thông tin - Ứng dụng KH&CN đã triển khai thực hiện và đạt được kết quả: Tổ chức tập huấn, đào tạo cho hơn 330 lượt người tham dự (đạt 66% kế hoạch); Hỗ trợ đào tạo chuyên sâu chuyên môn, nghiệp vụ về sở hữu trí tuệ cho 01 cán bộ tại TPCHM và hiện đang triển khai đào tạo cho 13 nhân sự tại Bình Định, trong đó có 02 nhân sự thuộc doanh nghiệp; Xây dựng công cụ hỗ trợ tạo dựng, xác lập, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ (Xây dựng hệ thống giao diện quản trị TSTT của tỉnh Bình Định – Nền tảng IPPLATFORM) và duy trì cập nhật dữ liệu hàng năm để hỗ trợ tư vấn 100% nhu cầu của tổ chức, cá nhân về khai thác thông tin sở hữu trí tuệ và quyền SHCN; Hỗ trợ tư vấn và tra cứu khả năng bảo hộ quyền SHCN ra nước ngoài cho 07 tổ chức, trong đó có 05 doanh nghiệp được hỗ trợ đăng ký bảo hộ quyền SHCN ra nước ngoài; Đăng ký bảo hộ và quản lý chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm Mai vàng của tỉnh Bình Định và được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ Chỉ dẫn địa lý theo QĐ số 19/QĐ-SHTT ngày 25/01/2024; Hỗ trợ tem nhãn, hộp đựng cho 04 sản phẩm OCOP của địa phương và hỗ trợ quản lý phát triển cho 02 NHCN trên địa bàn tỉnh; Hỗ trợ đăng ký xác lập quyền SHCN cho 02 đơn vị ứng dụng kết quả NCKH và phát triển công nghệ vào sản xuất và hỗ trợ đăng ký bảo hộ 02 kiểu dáng công nghiệp; Tổ chức 01 cuộc điều tra, khảo sát 03 sản phẩm chủ lực của tỉnh để đề xuất đăng ký chỉ dẫn địa lý.

Đào tạo chuyên sâu về TSTT tại TPHCM

Qua kết quả thực hiện chương trình cho thấy, cơ bản các mục tiêu đã hoàn thành như: Hỗ trợ tư vấn 100% nhu cầu của tổ chức, cá nhân về khai thác thông tin sở hữu trí tuệ, thiết kế, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế/giải pháp hữu ích; Hàng năm, lựa chọn, tư vấn và hỗ trợ cho 02 tổ chức đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp ra nước ngoài; Thực hiện thủ tục đăng ký, bảo hộ và xác lập quyền đối với chỉ dẫn địa lý cho Mai vàng của tỉnh Bình Định (mục tiêu ít nhất 01 sản phẩm của tỉnh); Hàng năm, lựa chọn hỗ trợ xây dựng hệ thống quản lý, phát triển, quảng bá và thương mại cho 02 sản phẩm đặc trưng đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, sản phẩm OCOP của tỉnh.

Hiện nay, các tổ chức, doanh nghiệp đã dần nhận thức về vai trò và tầm quan trọng của sở hữu trí tuệ nói riêng và tài sản trí tuệ nói chung. Chương trình đã giúp các tổ chức, doanh nghiệp được hưởng lợi từ các chính sách hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ của tỉnh, góp phần khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp đẩy mạnh đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và đổi mới sáng tạo. Bên cạnh đó, việc hỗ trợ các doanh nghiệp địa phương thực hiện đăng ký quyền SHCN ra nước ngoài giúp cho các doanh nghiệp vừa tiết kiệm được chi phí vừa mở rộng thị trường. Đồng thời, giúp các doanh nghiệp chủ động đổi mới nhằm gia tăng giá trị sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế.

Dự kiến trong năm 2024, Trung tâm Thông tin - Ứng dụng KH&CN tiếp tục hỗ trợ đăng ký quyền SHCN ra nước ngoài cho 02 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh và hỗ trợ cho các sản phẩm OCOP của địa phương; Tăng cường công tác đào tạo tập huấn về sở hữu trí tuệ, đặc biệt là đào tạo chuyên sâu nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm công tác sở hữu trí tuệ tại địa phương; Đẩy mạnh việc đăng ký xác lập quyền SHCN cho các kết quả nghiên cứu đổi mới hoặc sản phẩm sáng tạo của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, hoàn thành tốt các mục tiêu của chương trình đề ra.

HOA ĐỖ

 

Tin liên quan