Ngày 15/11/2023 tại Hà Nội, Ban Chủ nhiệm Chương trình “Nghiên cứu các vấn đề quốc tế và khu vực nhằm chủ động, tích cực hội nhập quốc tế”, mã số: KX.06/2021-2030 đã phối hợp với Văn phòng các Chương trình trọng điểm cấp nhà nước và Vụ Khoa học xã hội, nhân văn và tự nhiên thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức hội thảo “Nghiên cứu quốc tế và khu vực: Những vấn đề đặt ra trong bối cảnh mới”.
Nhờ khả năng lưu giữ hương vị và các thành phần có lợi cho sức khỏe, công nghệ cô đặc lạnh có thể ứng dụng trong sản xuất các loại bột dinh dưỡng, nước trái cây lên men hoặc chất bảo quản tự nhiên.
Từ các loài thảo mộc có chứa các thành phần giúp xua đuổi côn trùng; TS. Lưu Đàm Ngọc Anh, Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam (Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam), và các cộng sự đã tạo ra một loại chế phẩm an toàn có tác dụng phòng trừ và xua đuổi các loài ruồi, muỗi… là tác nhân trung gian lan truyền các bệnh nguy hiểm cho con người và động vật.
Những vấn đề tồn tại trong thời gian dài và chưa được giải quyết trọn vẹn của khoa học Việt Nam không chỉ khiến các nhà khoa học phải loay hoay tìm cách vượt qua mà còn dẫn đến các đánh giá không đầy đủ của những người ngoài cuộc. Điều đó đòi hỏi những đổi mới trong cơ chế và chính sách của khoa học Việt Nam.
Tại kỳ họp lần thứ 12 ngày 11/11, HĐND TPHCM đã biểu quyết thông qua Nghị quyết ban hành quy định tiêu chí, đối tượng, điều kiện được hưởng ưu đãi tiền lương, tiền công, chế độ phúc lợi, chính sách ưu đãi khác đối với các chức danh lãnh đạo trong tổ chức KH&CN công lập và thù lao thực hiện nhiệm vụ KH&CN.
Trong những năm gần đây, nấm ăn trở thành đối tượng nghiên cứu phổ biến trong khoa học dược phẩm và thực phẩm. Trong đó, nấm Hoàng đế (Calocybe indica) là một trong những loài nấm ăn thương mại được quan tâm đặc biệt. Điểm nổi bật của loài nấm này là có năng suất cao, khả năng chịu hạn và nóng. Do đó rất phù hợp để phát triển tại những địa phương có xu hướng ngày một khô, nóng do ảnh hưởng biến đổi khí hậu.
Trong đảm bảo an ninh, phòng chống tội phạm, ứng dụng của công nghệ hạt nhân vẫn còn khá mới mẻ. Công nghệ hạt nhân sử dụng các kỹ thuật hạt nhân để phân tích các mẫu bằng chứng pháp y liên quan đến tội phạm, từ buôn bán ma túy đến giết người hoặc làm giả các sản phẩm có giá trị cao. Hơn thế nữa, công nghệ hạt nhân còn được sử dụng nhằm kiểm soát, phát hiện và xử lý các vật liệu phóng xạ và hạt nhân được vận chuyển và buôn bán bất hợp pháp. Các kỹ thuật hạt nhân như phân tích sử dụng tia X, phân tích kích hoạt nơtron, phân tích chùm hạt ion, phân tích carbon phóng xạ… là những phương pháp phổ biến nhất, bổ sung cho các phương pháp truyền thống trong điều tra pháp y.
Nhằm đánh giá các kết quả thực hiện bước đầu, nhận diện những khó khăn, thách thức và thảo luận chiến lược cũng như cách thức triển khai cụ thể để thúc đẩy sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) sinh học trong thời gian tới tại Việt Nam, Cục BVTV đã tổ chức hội nghị “Phát triển sản xuất và sử dụng thuốc BVTV sinh học”.
Ở Việt Nam, xây dựng và phát triển tạp chí khoa học đạt tiêu chuẩn quốc tế ngày càng thu hút sự quan tâm của các cấp quản lý, cơ sở giáo dục đại học, viện nghiên cứu và các tạp chí khoa học. Bên cạnh đó, việc xây dựng các tiêu chí để đánh giá và xếp loại tạp chí khoa học của quốc gia hướng tới các chuẩn mực quốc tế cũng rất cần thiết. Bài viết giới thiệu các tiêu chí và cách thức đánh giá, xét duyệt tạp chí khoa học của một số cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc tế, từ đó đề xuất các tiêu chí và cách thức đánh giá, xếp loại tạp chí khoa học ở Việt Nam.
Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Tuần lễ cấp cao tại Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 78*, Việt Nam là một trong những nước đầu tiên ký kết Hiệp định về bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học ở vùng biển nằm ngoài quyền tài phán quốc gia (Hiệp định biển cả). Là một quốc gia có đường bờ biển kéo dài, Việt Nam sẽ có những thuận lợi và khó khăn gì trong việc bảo tồn và phát huy giá trị đa dạng sinh học biển khi tham gia Hiệp định biển cả. Bài viết sẽ giúp chúng ta trả lời câu hỏi này.
Trong bài báo được công bố trên tạp chí Nature vào cuối tháng 9, một nhóm nghiên cứu quốc tế đã tìm thấy bằng chứng trực tiếp đầu tiên về một lỗ đen quay tròn.
Đóng góp của nguồn thu từ nghiên cứu cho các trường đại học Anh và Mỹ đang giảm, ngược với Trung Quốc, Hàn Quốc, Canada và Úc – theo phân tích mới của Times Higher Education về các trường đại học được tổ chức này xếp hạng từ năm 2019 đến nay.
Là một trong những startup kỳ lân đầu tiên trong ngành thủy sản trên thế giới, eFishery hiện phục vụ 70.000 nông dân và 280.000 ao nuôi cá ở Indonesia.
Pierre Agostini (ĐH bang Ohio, Mỹ), Ferenc Krausz (Viện NC Max Planck, Đức) và Anne L’Huillier (ĐH Lund, Thụy Điển) đã được trao giải Nobel Vật lý cho những xung ánh sáng siêu ngắn giúp nhìn gần hơn các hạt electron.
Karl Alexander Müller là nhà vật lý người Thụy Sĩ đã tạo ra bước đột phá trong lĩnh vực nghiên cứu vật liệu siêu dẫn. Ông là trường hợp hiếm hoi nhận được giải Nobel Vật lý cho công trình nghiên cứu hoàn thành ngay trước khi giải thưởng được công bố.
Microsoft đang tìm kiếm nhân sự vận hành các lò phản ứng hạt nhân có thể cung cấp năng lượng cho các trung tâm dữ liệu và AI, theo danh sách tuyển dụng mới của Microsoft mà The Verge phát hiện.
Đầu tư vào trí tuệ nhân tạo (AI) đang tăng nhanh chóng. Thị trường AI toàn cầu hiện được định giá trên 142 tỷ USD và dự kiến sẽ tăng lên gần 2.000 tỷ USD vào năm 2030. Các hệ thống AI ngày càng trở thành một phần quan trọng trong cuộc sống của con người. AI giúp các chính phủ, ngành công nghiệp và mọi người bình thường hoạt động hiệu quả hơn khi đưa ra các quyết định dựa trên dữ liệu. Tuy nhiên, mặt trái của AI là gì, đặc biệt là đối với môi trường?