-
Việt Nam, hàu là một trong ba đối tượng có sản lượng tăng nhiều nhất trong giai đoạn vừa qua (TCTS 2020). Nam Bộ là nơi có tầm quan trọng trong chiến lược phát triển nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam. Hàu sữa gần đây đang ngày càng được mở rộng diện tích nuôi ở nhiều vùng biển như Bà Rịa Vũng Tàu, Bến Tre, Sóc Trăng, Cà Mau… Bên cạnh những ưu điểm dễ nuôi, chi phí thấp, giá trị dinh dưỡng cao và giá thành ổn định thì nghề nuôi hàu sữa cũng phải đối mặt với những thách thức liên quan đến chất lượng, khả năng tăng trưởng chậm và tỷ lệ sống thấp (Pierce và O’connor, 2014) kèm theo đó là các vấn đề ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng. Chính vì vậy, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản II đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu chọn giống tăng trưởng hàu sữa (Crassostrea angulata) và thử nghiệm nuôi thích nghi hàu Thái Bình Dương (Crassostrea gigas Thunberg, 1973) tại Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Nam Bộ”. Đề tài do ThS. Nguyễn Thành Luân là chủ nhiệm đã bước đầu thành công chọn lọc con giống hàu sữa thế hệ G1 chất lượng cao. Sự thành công của nghiên cứu này không chỉ từng bước giải quyết việc thoái hóa chất lượng con giống mà còn hiểu biết rõ hơn về đặc tính thích nghi của hàu sữa và hàu Thái Bình Dương, từ đó giúp xây dựng giải pháp, mô hình, địa điểm nuôi để thích ứng với biến đổi khí hậu.
-
Bài báo mô tả các bước sử dụng công cụ khoa học dữ liệu dựa trên ngôn ngữ Python để phát triển hệ thống hỗ trợ quản lý dùng thuốc. Đây cũng là quá trình của khoa học dữ liệu áp dụng cho bài toán học máy với đối tượng phân loại là thuốc y tế. Kết quả thử nghiệm cho thấy hệ thống đã chứng minh được hiệu quả cao trong việc nhắc nhở bệnh nhân uống thuốc, giảm tỷ lệ quên uống thuốc và đảm bảo tuân thủ đúng liệu trình điều trị.
-
Dự kiến từ năm 2025, sản phẩm sẽ được ứng dụng thương mại.
-
Các nhà khoa học từ Trường ĐH Thuỷ lợi, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình Nông nghiệp Phát triển Nông thôn tỉnh Hà Tĩnh, ĐH Quốc gia Chungnam và Viện nghiên cứu Tài nguyên nước quốc tế IWRRI đã tính toán thành công dòng chảy bùn cát đến hồ chứa Pleikrong (Kon Tum) để dự báo bùn lắng hồ chứa dưới tác động của biến đổi khí hậu.
-
Thiết bị Cloud Energy do nhóm tác giả ở Trung tâm Ươm tạo Doanh nghiệp Công nghệ - Trường Đại học Bách khoa TPHCM chế tạo, giúp quản lý năng lượng thông minh cho các tòa nhà và các hệ thống điện năng lượng mặt trời.
-
Một nghiên cứu của các nhà khoa học ở ĐH Nguyễn Tất Thành, Viện Khoa học vật liệu ứng dụng (Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam), ĐH Tiền Giang và Công ty dược mỹ phẩm Sa Sâm Việt đã chỉ ra các hoạt chất quý có tiềm năng chống ô xy hóa, được chiết xuất từ lá cây sa sâm trồng ở Bến Tre.
-
Các hợp chất trong cây sài đất và ngũ sắc có khả năng ức chế sự phát triển của cỏ lồng vực nước, một loại cỏ dại khó trị trên ruộng lúa. Trong đó, sài đất có tiềm năng ứng dụng vào sản xuất thuốc diệt cỏ, thay thế thuốc hóa học.
-
Nhóm tác giả đã hoàn thiện quy trình kỹ thuật sản xuất nhân tạo giống cua biển tại Bến Tre từ kỹ thuật xử lý nước, nuôi vỗ thành thục cua mẹ, cho đẻ ấp trứng, nở con và định lượng ấu trùng, ương cua bột, cua giống,…
-
Trong nỗ lực giảm thiểu tác động môi trường của carbon dioxide, một nhà nghiên cứu của Đại học Trung Florida (UCF) đã phát triển một công nghệ mới cho phép thu giữ carbon dioxide và tạo ra sản phẩm hữu dụng trong ngành năng lượng và hóa chất.
-
Không chỉ đưa ra quy trình sản xuất naringin và tinh dầu từ vỏ quả bưởi, phụ phẩm của quá trình này cũng được nhóm tác giả ở Trường Đại học Cần Thơ, Đại học Nguyễn Tất Thành và cộng sự tận dụng để ủ thành phân hữu cơ bón cho cây trồng.