-
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 189/NQ-CP ngày 16/11/2023 Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 30/01/2023 của Bộ Chính trị về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững đất nước trong tình hình mới.
-
Ông Hoàng Minh - Giám đốc Học viện Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo vừa được Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm giữ chức Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (Quyết định số 1344/QĐ-TTg ngày 14/11/2023).
-
Mới đây, các bác sỹ của Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác dưới sự dẫn dắt của PGS.TS Vũ Quang Vinh (Phó Giám đốc Bệnh viện) và TS Tống Thanh Hải (Chủ nhiệm Khoa Vi phẫu và Tái tạo) đã thành công trong việc tái tạo toàn bộ khuôn mặt bằng nguồn da tự thân cho bệnh nhân N.Q.H. Bệnh nhân này bị bỏng nước sôi lúc 6 tháng tuổi, từng trải qua hơn 20 cuộc phẫu thuật trong gần 30 năm qua, trong đó có một cuộc phẫu thuật tại CHLB Đức... nhưng gương mặt vẫn chưa có nhiều cải thiện.
-
Theo Luật Báo chí 2016, tạp chí khoa học là sản phẩm báo chí xuất bản định kỳ để công bố kết quả nghiên cứu khoa học, thông tin về hoạt động khoa học chuyên ngành. Trong thời gian qua, tạp chí khoa học đã đóng góp tích cực vào hoạt động công bố, tuyên truyền kết quả hoạt động khoa học và công nghệ (KH&CN) của Việt Nam, bước đầu đã có một số tạp chí đạt chuẩn quốc tế và khu vực… Bên cạnh đó, tạp chí khoa học cũng đang tồn tại những bất cập, gặp nhiều khó khăn, vướng mắc trong hoạt động như: hoạt động sai tôn chỉ, mục đích; năng lực hội nhập còn yếu; một số chính sách khó áp dụng… Điều này cần được Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) nhận diện và có những điều chỉnh phù hợp khi chủ trì soạn thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí.
-
Ngày 30/10/2023, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ký Quyết định số 2795/QĐ-BCT ban hành Chiến lược khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST) phục vụ phát triển ngành Công Thương đến năm 2030 nhằm mục tiêu phát triển KH,CN&ĐMST thực sự trở thành động lực quan trọng để xây dựng nền công nghiệp quốc gia hiện đại, có năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng và năng lực cạnh tranh cao, khả năng tự chủ, thích ứng, chống chịu tốt, trình độ công nghệ tiên tiến ở nhiều lĩnh vực quan trọng; góp phần tích cực phát triển thương mại theo hướng hiện đại, tăng trưởng nhanh và bền vững, phát huy lợi thế và khai thác hiệu quả các hiệp định thương mại tự do gắn với nâng cao uy tín, chất lượng hàng Việt Nam.
-
Để khắc phục những vướng mắc trong quá trình thực thi, dự thảo sửa đổi Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật tập trung vào sáu nhóm vấn đề lớn: hội nhập quốc tế, xã hội hóa, hoạt động đánh giá sự phù hợp, quy trình xây dựng tiêu chuẩn và quy chuẩn, vấn đề tiếp cận thông tin và hoạt động của ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia.
-
Mặc dù quan điểm chấp nhận rủi ro trong nghiên cứu khoa học đã được đề cập từ rất sớm ở Việt Nam, trong các văn bản quy định pháp luật, các hướng dẫn cụ thể nhưng việc áp dụng mới chỉ ở giai đoạn sơ khởi.
-
Ngày 23/8/2023, Chính phủ ban hành Nghị định số 65/2023/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ (SHTT) về sở hữu công nghiệp (SHCN), bảo vệ quyền SHCN, quyền đối với giống cây trồng và quản lý nhà nước về SHTT (sau đây gọi tắt là Nghị định số 65/2023/NĐ-CP). Vậy Nghị định này có ý nghĩa như thế nào? Các điểm mới và trọng tâm của Nghị định là gì? Những đối tượng nào sẽ chịu tác động nhiều nhất từ Nghị định? Để làm rõ những vấn đề này, Tạp chí KH&CN Việt Nam đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Bảy - Phó Cục trưởng Cục SHTT.
-
Với sự phát triển của khoa học và công nghệ, đặc biệt là bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã và đang ảnh hưởng sâu rộng tới mọi khía cạnh của đời sống - xã hội, phát triển thương mại điện tử được xem là trụ cột chính để phát triển nền kinh tế số. Việc ứng dụng công nghệ số, xây dựng kênh phân phối mới… đã và đang trở thành một phương thức kinh doanh hiệu quả cho các doanh nghiệp... Đây cũng là nhận định của các diễn giả tại hội nghị “Thương mại điện tử xuyên biên giới - Tinh hoa hàng Việt lần thứ 5” do Amazon Global Selling Việt Nam tổ chức dưới sự bảo trợ của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương).
-
Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) có vai trò rất quan trọng đối với phát triển kinh tế thông qua thúc đẩy đổi mới sáng tạo, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp, mang lại lợi ích cho người tiêu dùng nói riêng và xã hội nói chung bằng các sản phẩm sáng tạo liên tục, bằng các hàng hóa/dịch vụ có chất lượng và gia tăng nguồn tri thức cho xã hội. Để nâng cao hiệu quả thực thi quyền SHTT góp phần phát huy vai trò của SHTT trong phát triển kinh tế - xã hội của nước ta hiện nay, chúng ta cần nhìn nhận những khó khăn, thách thức, hạn chế đang gặp phải, để từ đó đưa ra những giải pháp vừa mang tính tổng thể, vừa mang tính cụ thể và khả thi, phù hợp với đặc thù của Việt Nam.