Ngày 03/03/2023, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Huỳnh Thành Đạt đã trao quyết định điều động và bổ nhiệm Lãnh đạo một số đơn vị thuộc Bộ KH&CN.
Tận dụng các hạ tầng mạng sẵn có, cùng các loại dịch vụ kết nối truyền dẫn đang triển khai tại TPHCM, nhóm tác giả thuộc Học viện Bưu chính Viễn thông Cơ sở TPHCM đã thiết kế mạng băng thông rộng, phục vụ phát triển thành phố thông minh, giúp giảm chi phí đầu tư và tăng tính bảo mật thông tin.
Hệ sinh thái này gồm các sản phẩm dựa trên công nghệ xử lý ngôn ngữ và tiếng nói như chatbot, callbot, trợ lý ảo, và giao diện API cho phép doanh nghiệp dễ dàng thiết kế sản phẩm của riêng mình.
Chiều 26/12, tại Hà Nội, Câu lạc bộ Nhà báo KH&CN Việt Nam đã công bố kết quả cuộc bình chọn 10 sự kiện KH&CN nổi bật năm 2022 ở các lĩnh vực: cơ chế chính sách; khoa học xã hội; khoa học tự nhiên; nghiên cứu ứng dụng; tôn vinh nhà khoa học.
Gần 80% số công bố quốc tế của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VAST) trong năm 2022 được đăng trên các tạp chí thuộc danh mục Q1, Q2 theo SCImago hoặc có chỉ số IF > 1 theo Web of Science, Citescore ≥ 2 theo Scopus.
Không chỉ khoanh vùng tài trợ và hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu cơ bản, Quỹ NAFOSTED đang từng bước tiếp cận một số hoạt động nghiên cứu khác để có thể khuyến khích các nhà khoa học đưa các kết quả nghiên cứu có triển vọng ứng dụng của mình thành sản phẩm thực tế.
Lợi nhuận thu được gia tăng đáng kể đã góp phần cải thiện điều kiện sống của người dân. Quan trọng hơn cả, nhà vườn đã ý thức được tầm quan trọng của việc ứng dụng kỹ thuật sản xuất mới, tích cực học tập để thay đổi tập quán canh tác.
Một hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo với gần như đầy đủ các thành phần chính đã dần được hình thành qua tám kỳ TECHFEST. Tuy nhiên, để đi vào vận hành đúng như mong đợi và trở thành vườn ươm cho những ý tưởng và giải pháp mới thì hệ sinh thái này vẫn cần những chính sách phù hợp.
Mới đây, nhóm tác giả từ Trung Quốc và Canada đã công bố trên tạp chí Minerva về những thay đổi đã và đang diễn ra trong nền khoa học của Trung Quốc trong vài năm trở lại đây. Những thay đổi này cho thấy khoa học Trung Quốc đang ngày càng trở nên độc lập, tự chủ, đi vào thực chất, coi trọng chất lượng và liêm chính, giúp nước này tự tin trở thành cường quốc khoa học và công nghệ.
Các nhà nghiên cứu ở Đại học Thành phố Hong Kong đã phối hợp với các cộng sự ở Vương quốc Anh để phát triển công nghệ AI phân biệt tiếng kêu của gà nuôi. Công nghệ này có thể phân biệt tiếng kêu căng thẳng của gà với những tiếng ồn khác trong chuồng trại với độ chính xác 97%. Người nuôi có thể áp dụng cách này để nâng cao tiêu chuẩn phúc lợi cho gà cũng như các vật nuôi khác.
Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng các phi hành gia mất đi khối lượng lớn khi ở trong không gian, và nhiều người không phục hồi được thậm chí sau một năm trở lại Trái đất. Đây đó có thể là một "trở ngại lớn" đối với các sứ mệnh tới sao Hỏa trong tương lai.
Một nhóm các nhà nghiên cứu tại Học viện Khoa học Trung Quốc đã tìm thấy gần 1.000 loài vi khuẩn trong những mẫu băng tuyết được thu thập từ các sông băng ở Tây Tạng. Trong bài báo đăng trên tạp chí Nature Biotechnology, nhóm nghiên cứu đã mô tả việc thu thập và nghiên cứu liên hệ gen của vi khuẩn, đồng thời nêu lên mối quan tâm về nguy cơ lây lan của dịch bệnh khi các sông băng tan chảy.
Mới đây, trong thử nghiệm đột quỵ lâm sàng lớn nhất từng được thực hiện ở Canada, các nhà khoa học đã chứng minh Tenecteplase (TNK) - một loại thuốc an toàn, dung nạp tốt, làm tan cục máu đông, dùng cho cho các cơn đau tim, là một phương pháp hiệu quả trong điều trị đột qụy do thiếu máu cục bộ cấp tính. Các kết quả nghiên cứu được công bố trên Tạp chí The Lancet.
Vào ngày 17/6, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã cấp phép sử dụng khẩn cấp (EUA) vaccine COVID-19 của hãng Moderna và Pfizer-BioNTech cho trẻ em dưới năm tuổi – nhóm tuổi cuối cùng đang chờ tiêm chủng ở hầu hết các quốc gia.
Trong bối cảnh chính phủ các nước và nhà đầu tư đang thúc đẩy kế hoạch hướng đến nền kinh tế bền vững, những dịch vụ gọi xe và giao đồ ăn ở Đông Nam Á đã quyết định triển khai nhiều phương tiện chạy bằng điện và phát thải ít hơn theo hướng “vận tải xanh” thân thiện với môi trường.
Phương pháp in 4 chiều (4D) với vật liệu composite của TS. Hoa Văn Sương (Đại học Concordia, Canada) không chỉ giúp tiết kiệm chi phí sản xuất mà còn có thể tạo ra các cánh máy bay uốn cong được đến 20 độ.
Từ việc sử dụng sợi nano đồng, thiết bị do TS. Trần Nguyên Hùng (Đại học Quốc gia Jeonbuk, Hàn Quốc) và đồng nghiệp phát triển có thể xoắn, gập hay kéo giãn 100% mà vẫn duy trì được khả năng phát sáng ổn định, thậm chí còn sáng hơn so với khi ở hình dạng ban đầu.