Với khả năng dự báo sớm sốt xuất huyết trên các tỉnh thành với độ chính xác cao, mô hình D-MOSS được kỳ vọng sẽ trở thành một công cụ hỗ trợ phòng chống sốt xuất huyết hiệu quả tại Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh nguồn kinh phí bị cắt giảm như hiện nay.
Dựa trên nền tảng nghiên cứu bài bản, PGS.TS. Trương Thị Bích Phượng và các cộng sự ở Đại học Huế đã xây dựng một quy trình trồng và chế biến củ gừng Huế có hương vị thơm cay độc đáo, hướng đến nâng cao giá trị của gừng Huế trên thị trường.
Các nhà khoa học tại Học viện Khoa học và Công nghệ (Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam) nhận thấy một số hoạt chất từ vỏ cây ngô đồng, thân rễ cây chút chít và cành chùm ngây có tiềm năng phát triển thành các sản phẩm thuốc hoặc thực phẩm chức năng giúp điều trị bệnh gút.
Nhóm tác giả tại Bệnh viện Mắt TPHCM đã xây dựng thuật toán ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) để phát hiện nhanh và sớm bệnh Glôcôm - nguyên nhân phổ biến thứ hai dẫn đến mù lòa ở Việt Nam.
Ngày 01/03/2023, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) TP Hồ Chí Minh, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, Sở Thông tin và Truyền thông TP Hồ Chí Minh và Thành Đoàn TP Hồ Chí Minh đã phối hợp tổ chức tọa đàm “Ứng dụng ChatGPT trong quản lý nhà nước, phục vụ người dân và doanh nghiệp: Cơ hội và thách thức”. Tọa đàm là một trong nhiều hoạt động nhằm thực hiện Chương trình “Nghiên cứu và phát triển ứng dụng trí tuệ nhân tạo tại TP Hồ Chí Minh giai đoạn 2020-2030”.
Ngày 07/3/2023, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và nguyên Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội đồng Giải thưởng Kovalevskaia Nguyễn Thị Doan đã trao giải thưởng Kovalevskaia năm 2022 cho các nhà khoa học.
Cuộc Cách mạng công nghệ 4.0 (CMCN 4.0) đang tạo ra sự thay đổi nhanh chóng trong cách quản lý, điều hành, cũng như phát triển của các doanh nghiệp trên toàn thế giới. Công nghệ mới không chỉ được các doanh nghiệp áp dụng trong sản xuất hay chiến lược kinh doanh mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc quản trị nguồn nhân lực.
Ngày 10/01/2023, tại Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) đã tổ chức nghiệm thu đề tài cấp ĐHQGHN: “Nghiên cứu phát triển Robot thao tác di động tích hợp công nghệ 4.0 ứng dụng trong nông nghiệp” do PGS.TS Phạm Mạnh Thắng - Chủ nhiệm Khoa Cơ học kỹ thuật và Tự động hóa làm chủ nhiệm. Đề tài đã được các chuyên gia, nhà khoa học trong lĩnh vực nông nghiệp thẩm định, đánh giá cao. Nhóm nghiên cứu hướng tới hoàn thiện sản phẩm và triển khai ứng dụng sản phẩm vào ngành nông nghiệp công nghệ cao trong thời gian tới.
Năng suất lao động (NSLĐ) là một trong những yếu tố quyết định nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và của từng doanh nghiệp, có ý nghĩa quan trọng đối với thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong dài hạn. Tăng NSLĐ là mục tiêu hàng đầu mà các quốc gia trên thế giới đang hướng đến để thoát khỏi tình trạng kém phát triển và trở thành một nước công nghiệp hiện đại. Trong đó, Nhật Bản, Hàn Quốc là 2 quốc gia đã đạt nhiều thành công trong nâng cao chất lượng lực lượng lao động và thiết lập vị thế cạnh tranh dựa trên NSLĐ. Kinh nghiệm từ 2 quốc gia này về tăng NSLĐ sẽ là những gợi ý, tham khảo hữu ích cho Việt Nam.
Nhãn hiệu (trademark) là thuật ngữ đã được chuẩn hóa quốc tế với nội hàm chung là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các chủ thể kinh doanh khác nhau. Tính phân biệt chính là đặc tính cố hữu thuộc về bản chất của nhãn hiệu, chính vì thiếu đặc tính này nên tên gọi thông thường của sản phẩm/dịch vụ không thể trở thành nhãn hiệu được bảo hộ. Ngược lại, nhãn hiệu được bảo hộ trải qua thời gian sử dụng bị chuyển biến thành tên gọi thông thường của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu cũng bị mất hiệu lực do mất đi đặc tính này.
Khi dân số thế giới tiếp tục tăng, các nhà khoa học đang tìm cách để có thêm lương thực từ những vùng đất sẵn có. Trong nỗ lực mới này, họ đã xem xét cải thiện năng suất lúa bằng cách biến đổi DNA di truyền để khuyến khích các cây cá thể tạo ra nhiều hạt gạo hơn.
Một nhóm các nhà nghiên cứu tại Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc do Xuecheng Qu dẫn đầu đã nghiên cứu phát triển ngón tay nhân tạo có thể xác định một số vật liệu bề mặt với độ chính xác 90%. Trong nghiên cứu trước đó, nhóm nghiên cứu đã xây dựng và phát triển các ngón tay robot có khả năng nhận ra các thuộc tính nhất định của các bề mặt như áp suất hoặc nhiệt độ. Không ngừng nỗ lực nghiên cứu, mới đây nhóm nghiên cứu đã phát triển ngón tay robot có thêm khả năng xúc giác.
Các nhà khoa học từ Phòng thí nghiệm Kỹ thuật Cao phân tử và Hóa học Hữu cơ của ETH Zurich và các doanh nhân từ Khoa học Sinh học Nanoly có trụ sở tại Colorado đã làm việc cùng nhau để phát triển một công nghệ an toàn, linh hoạt để tăng độ ổn định nhiệt của vắc xin.
Mồ hôi có chứa hàng trăm các dấu ấn sinh học có thể tiết lộ những thông tin quan trọng về tình trạng sức khỏe của chúng ta. Mới đây, nhóm nghiên cứu của Jinghua Li tại Đại học Bang Ohio (Hoa Kỳ) đã tạo ra một thiết bị cảm biến sinh học có khả năng phân tích thành phần của mồ hôi để phát hiện ra những thay đổi của tình trạng sức khỏe con người.
Trái đất đã trải qua sự kiện tuyệt chủng hàng loạt lớn nhất trong lịch sử vào cuối kỷ Permi và đầu kỷ Trias, làm biến mất hơn 95% các loài sinh vật biển và 70% sinh vật sống trên cạn.
Các tấm pin mặt trời thông thường khi lắp đặt sẽ làm ảnh hưởng đến diện mạo của các ngôi nhà và doanh nghiệp. Để khắc phục điều này, nhóm nghiên cứu của TS Toshiaki Kato tại Đại học Tohoku (Nhật Bản) đã chế tạo thành công pin mặt trời có độ trong suốt cao với tấm nguyên tử 2D. Những tế bào năng lượng mặt trời gần như vô hình này đạt được độ trong suốt trung bình có thể nhìn thấy là 79%, có nghĩa là về lý thuyết, chúng có thể được đặt ở khắp mọi nơi như: cửa sổ tòa nhà, bảng điều khiển phía trước của ô tô và thậm chí cả trên da người.
Để cứu trữ lượng cá và đại dương trên thế giới ngày càng suy giảm, các nhà khoa học đang chạy đua để tạo ra các sản phẩm dinh dưỡng lành mạnh như axit béo Omega-3, dầu diesel sinh học, nuôi trồng thủy sản và thức ăn chăn nuôi từ vi tảo phát triển nhanh. Mới đây, nhóm nghiên cứu của GS Justin Chalker tại Đại học Flinders (Australia) đã tìm ra một cách đơn giản với chi phí thấp và hiệu quả để chiết xuất các hoạt chất sinh học có giá trị cao từ dầu tảo đơn bào sử dụng lưu huỳnh thải từ các ngành công nghiệp như sản xuất hóa dầu.