Thứ bảy, Ngày 19/04/2025 | TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BÌNH ĐỊNH

Tin khoa học trong nước

Robot tích hợp công nghệ 4.0 ứng dụng trong nông nghiệp
  • Ngày 10/01/2023, tại Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) đã tổ chức nghiệm thu đề tài cấp ĐHQGHN: “Nghiên cứu phát triển Robot thao tác di động tích hợp công nghệ 4.0 ứng dụng trong nông nghiệp” do PGS.TS Phạm Mạnh Thắng - Chủ nhiệm Khoa Cơ học kỹ thuật và Tự động hóa làm chủ nhiệm. Đề tài đã được các chuyên gia, nhà khoa học trong lĩnh vực nông nghiệp thẩm định, đánh giá cao. Nhóm nghiên cứu hướng tới hoàn thiện sản phẩm và triển khai ứng dụng sản phẩm vào ngành nông nghiệp công nghệ cao trong thời gian tới.
Ứng dụng kỹ thuật hạt nhân giảm thiểu xói mòn đất
  • Xói mòn đất là một trong những mối đe dọa nghiêm trọng đối với nông nghiệp và sản xuất lương thực. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây suy thoái đất. Theo ước tính của Liên hợp quốc, hiện tượng xói mòn đất đã ảnh hưởng đến 1,9 tỷ ha đất sản xuất trên toàn thế giới (gần 2/3 tài nguyên đất toàn cầu), gây thiệt hại cho nền kinh tế toàn cầu từ 18-20 nghìn tỷ USD mỗi năm. Một trong những thành tựu quan trọng của kỹ thuật hạt nhân là có thể xác định chính xác nguyên nhân gây xói mòn đất, để có những biện pháp đúng đắn giảm trừ thiệt hại. Phương pháp này đã được nhiều quốc gia áp dụng và mang lại hiệu quả thiết thực.
Bản đồ đầu tiên về não bộ của côn trùng
  • Các nhà khoa học đã mất 12 năm làm việc cần mẫn để xây dựng bản đồ về toàn bộ não của ấu trùng ruồi giấm.
Ứng dụng quang phổ cận hồng ngoại: Xác thực chất lượng nông sản
  • Thay vì gửi mẫu đến các phòng thí nghiệm và chờ đợi, giờ đây người mua có thể kiểm tra nông sản bị pha trộn một cách nhanh chóng, dễ dàng và tiết kiệm chi phí hơn nhờ phương pháp quang phổ cận hồng ngoại do các nhà nghiên cứu ở trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM phát triển.
Những “khách hàng” đầu tiên dùng GPT-4 vào việc gì?
  • Không giống như ChatGPT được truy cập miễn phí, hiện chỉ có những người tham gia thử nghiệm mới có thể tiếp cận GPT-4, trước khi mô hình này được chuyển hóa thành các sản phẩm và dịch vụ mới.
Ứng dụng mô hình D-MOSS để khoanh vùng sốt xuất huyết
  • Với khả năng dự báo sớm sốt xuất huyết trên các tỉnh thành với độ chính xác cao, mô hình D-MOSS được kỳ vọng sẽ trở thành một công cụ hỗ trợ phòng chống sốt xuất huyết hiệu quả tại Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh nguồn kinh phí bị cắt giảm như hiện nay.
Gìn giữ hương vị gừng Huế
  • Dựa trên nền tảng nghiên cứu bài bản, PGS.TS. Trương Thị Bích Phượng và các cộng sự ở Đại học Huế đã xây dựng một quy trình trồng và chế biến củ gừng Huế có hương vị thơm cay độc đáo, hướng đến nâng cao giá trị của gừng Huế trên thị trường.
Điều trị bệnh gút từ nguồn dược liệu phổ biến tại Việt Nam
  • Các nhà khoa học tại Học viện Khoa học và Công nghệ (Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam) nhận thấy ​​một số hoạt chất từ vỏ cây ngô đồng, thân rễ cây chút chít và cành chùm ngây có tiềm năng phát triển thành các sản phẩm thuốc hoặc thực phẩm chức năng giúp điều trị bệnh gút.
Tầm soát nhanh bệnh glôcôm bằng thuật toán AI
  • Nhóm tác giả tại Bệnh viện Mắt TPHCM đã xây dựng thuật toán ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) để phát hiện nhanh và sớm bệnh Glôcôm - nguyên nhân phổ biến thứ hai dẫn đến mù lòa ở Việt Nam.
Ứng dụng ChatGPT trong quản lý nhà nước: Có thể hay không?
  • Ngày 01/03/2023, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) TP Hồ Chí Minh, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, Sở Thông tin và Truyền thông TP Hồ Chí Minh và Thành Đoàn TP Hồ Chí Minh đã phối hợp tổ chức tọa đàm “Ứng dụng ChatGPT trong quản lý nhà nước, phục vụ người dân và doanh nghiệp: Cơ hội và thách thức”. Tọa đàm là một trong nhiều hoạt động nhằm thực hiện Chương trình “Nghiên cứu và phát triển ứng dụng trí tuệ nhân tạo tại TP Hồ Chí Minh giai đoạn 2020-2030”.