-
Mới đây, Trung tâm Vật lý lý thuyết quốc tế (ICTP) đã trao Huy chương Dirac năm 2023 cho 4 nhà vật lý có đóng góp to lớn cho lý thuyết dây - một khung cơ sở toán học trong vật lý cơ bản nhằm mô tả toàn bộ vũ trụ, bao gồm: Jeffrey Harvey (Đại học Chicago, Hoa Kỳ), Igor Klebanov (Đại học Princeton, Hoa Kỳ), Stephen Shenker và Leonard Susskind (Đại học Stanford, Hoa Kỳ). Huy chương Dirac của ICTP được trao lần đầu tiên vào năm 1985 cho các nhà vật lý hàng đầu thế giới, nhiều người trong số họ đã giành được giải thưởng Nobel, Fields và Wolf.
-
Ngày 14/9/2023 tại San Francisco (Mỹ), danh sách các nhà khoa học được nhận Giải thưởng Đột phá (Breakthrough Prize) năm 2024 trong các lĩnh vực Khoa học sự sống, Vật lý cơ bản và Toán học đã được công bố. Tổng giá trị được trao của Giải thưởng lần này là 15,75 triệu USD. Trong đó, mỗi Giải thưởng chính nhận 3 triệu USD (tương đương khoảng 3 lần Giải Nobel). Đặc biệt, trong số 5 Giải thưởng chính năm nay, có 3 Giải được trao cho các nhà khoa học đã có những đóng góp lớn trong cuộc chiến đấu chống lại các căn bệnh nghiêm trọng như ung thư và Parkinson.
-
Những thách thức về năng lượng trên Trái Đất buộc con người phải đi tìm nguồn cung ở những nơi khác, trong đó có Mặt trăng. Bên cạnh đó, hành trình thám hiểm chinh phục Mặt trăng còn khẳng định ưu thế của các cường quốc lớn trên thế giới. Ngày 23/8/2023, tàu vũ trụ Chandrayaan-3 của Ấn Độ đã đổ bộ thành công xuống gần cực nam của Mặt trăng - khu vực chưa từng được khám phá, được mệnh danh là “vùng tối của Mặt trăng” do địa hình gồ ghề và rất khó tiếp cận. Cuộc đổ bộ của Chandrayaan-3 mang ý nghĩa rất đặc biệt bởi trước Ấn Độ, chưa có quốc gia nào thành công trong việc hạ cánh tàu vũ trụ ở cực nam của Mặt trăng. Thành công này đánh dấu một bước tiến lớn cho những nỗ lực không ngừng nghỉ trong hành trình khám phá vũ trụ của Ấn Độ, cũng như mở ra tương lai tươi sáng cho ngành công nghiệp vũ trụ còn non trẻ của quốc gia này.
-
DNA cổ đại giúp chúng ta khám phá nguồn gốc và quá trình di cư của con người, nghiên cứu các loài đã tuyệt chủng và sự tiến hóa của sinh vật theo thời gian.
-
Một cơ quan quản lý của Liên minh Châu Âu EU vừa ra phán quyết phạt nền tảng truyền thông xã hội TikTok 345 triệu Euro vì vi phạm dữ liệu trẻ em.
-
Nghiên cứu mới được công bố trên Science Advances cho thấy các chính sách chống thông tin sai lệch về vaccine COVID-19 của Facebook không hiệu quả.
-
Công ty công nghệ thực phẩm Revo Foods đã sản xuất phi lê cá hồi in 3D trên quy mô công nghiệp và lần đầu tiên bày bán chúng trên các kệ siêu thị ở Áo.
-
Những thách thức về năng lượng trên Trái Đất buộc con người phải đi tìm nguồn cung ở những nơi khác, trong đó có Mặt trăng. Bên cạnh đó, hành trình thám hiểm chinh phục Mặt trăng còn khẳng định ưu thế của các cường quốc lớn trên thế giới. Ngày 23/8/2023, tàu vũ trụ Chandrayaan-3 của Ấn Độ đã đổ bộ thành công xuống gần cực nam của Mặt trăng - khu vực chưa từng được khám phá, được mệnh danh là “vùng tối của Mặt trăng” do địa hình gồ ghề và rất khó tiếp cận. Cuộc đổ bộ của Chandrayaan-3 mang ý nghĩa rất đặc biệt bởi trước Ấn Độ, chưa có quốc gia nào thành công trong việc hạ cánh tàu vũ trụ ở cực nam của Mặt trăng. Thành công này đánh dấu một bước tiến lớn cho những nỗ lực không ngừng nghỉ trong hành trình khám phá vũ trụ của Ấn Độ, cũng như mở ra tương lai tươi sáng cho ngành công nghiệp vũ trụ còn non trẻ của quốc gia này.
-
Cam kết này được ông Bùi Hoàng Tùng, Phó Chủ tịch điều hành cấp cao của Rikkeisoft, công bố trong khuôn khổ “Diễn đàn Kinh doanh Việt Nam-Hoa Kỳ: Hợp tác trong lĩnh vực Công nghệ, Đổi mới sáng tạo” tại San Francisco sáng 18/9.
-
Sau hai năm rời EU, khoa học Anh sẽ có cuộc tái hòa nhập Horizon Europe, chương trình nghiên cứu được tài trợ hàng top thế giới với 95 tỉ Euro (tương đương 102 tỉ USD). Các nhà khoa học Anh vô cùng mừng rỡ trước kết quả này, tuy nhiên nó cũng nhắc nhở họ nhớ về những mất mát trong hai năm qua và ảnh hưởng của nó ở hiện tại.