Nghiệm thu đề tài về nghiên cứu kỹ thuật canh tác sản xuất mè
04/12/2020 26
Ngày 3.12, Hội đồng KH&CN chuyên ngành tỉnh do ThS Nguyễn Hữu Hà, Phó Giám đốc Sở KH&CN chủ trì, tổ chức nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu một số giải pháp kỹ thuật canh tác trong sản xuất mè trên chân đất lúa chuyển đổi tại Bình Định”. Đề tài do ThS. Lê Quang Tình (Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bình Định) làm chủ nhiệm.
Quang cảnh Hội đồng KH&CN chuyên ngành tỉnh nghiệm thu đề tài
Cây vừng (Sesamum indicum L) hay gọi còn là cây mè, là cái lấy dầu có giá trị kinh tế cao, thời gian sinh trưởng ngắn và cũng là cây trồng chịu hạn rất tốt. Ở Bình Định, cây vừng được xem là một trong những cây trồng cạn bố trí trên chân đất lúa chuyển đổi của tỉnh. Năm 2019 diện tích gieo trồng vừng hàng năm trên 2.000 hecta, năng suất đạt 9tạ/1 hecta.
ThS. Lê Quang Tình, chủ nhiệm đề tài thuyết trình trước Hội đồng nghiệm thu
Sau hai năm thực hiện, nghiên cứu tại 2 xã Cát Trinh (huyện Phù Cát) và xã Hoài Sơn (TX Hoài Nhơn), kết quả cho thấy giống vừng V36 thể hiện các đặc điểm sinh trưởng, phát triển và năng suất cao trên đất lúa chuyển đổi tại Bình Định. Công thức phân bón phù hợp trên chân đất lúa chuyển đổi tại Bình Định là công thức 90-120 kg N/ha + 72 kg P205/ha + 60 kg K20/ha + 500 kg + 1 tấn phân hữu cơ vi sinh/ha đem lại năng suất và hiệu quả cao nhất. Biện pháp kỹ thuật canh tác đạt hiệu quả cao nhất là lên lên luống, sạ hàng và có tưới là thích hợp nhất…
Các thành viên Hội đồng KH&CN chuyên ngành đánh giá tỉnh thực tiễn của đề tài cũng như góp ý để hoàn thiện nghiên cứu như bổ sung thêm tình hình sản xuất vừng trên thế giới và Việt Nam, bổ sung tình hình nghiên cứu tổ chức sản xuất, mô hình đã xây dựng gắn với hướng dẫn quy trình của Sở NN&PTNN. Hội đồng KH&CN chuyên ngành nghiệm thu Đạt.
Tin ảnh Lê Tuấn