KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ SỰ CỐ BỨC XẠ (sử dụng thiết bị X – quang chẩn đoán trong y tế)
03/04/2025 74
Phần I. Tổ chức, cá nhân lập kế hoạch
1. Tên tổ chức đề nghị cấp giấy phép:
- Địa chỉ nơi đặt trụ sở chính:…………………………………………………..
- Địa chỉ gửi thư (nếu khác so với địa chỉ nơi đặt trụ sở chính):………………
- Điện thoại liên lạc, số fax, e-mail:…………………………………………….
- Địa chỉ nơi tiến hành công việc bức xạ:……………………………………….
2. Người đứng đầu tổ chức:
- Họ tên:…………………………… chức vụ:………………………………….
- Địa chỉ liên lạc:……………………………………………………………….
- Số điện thoại cố định:…………. số điện thoại di động:……………………..
- Số fax, địa chỉ, e-mail: ……………………………………………………….
3. Người phụ trách an toàn
- Họ tên:…………………………………. chức vụ:……………………………
- Địa chỉ liên lạc:………………………………………………………………..
- Số điện thoại cố định:…………………. số điện thoại di động:……………..
- Số fax, địa chỉ, e-mail:…………………………………………………………
- Trình độ chuyên môn:…………………………………………………………
- Chứng nhận đào tạo an toàn bức xạ (số giấy chứng nhận đào tạo an toàn bức xạ, nơi cấp và ngày cấp giấy chứng nhận):………………………………………….
- Số và ngày ký quyết định bổ nhiệm của người phụ trách an toàn:……………………………………………………………………………………
Phần II. Thông tin thiết thiết bị phát bức xạ và địa điểm tiến hành công việc bức xạ (Liệt kê theo từng thiết bị).
Loại thiết bị:……………………………………………………………………….
2.1. Đầu bóng phát tia
- Mã hiệu (Model): ……… Số Seri: ……………………..;
- Hãng sản xuất: ………… Nước sản xuất:……………;
2.2 Bàn Điều Khiển
- Mã hiệu (Model): ……… Số Seri: ……………………..;
- Hãng sản xuất: ………… Nước sản xuất:……………;
- Nơi đặt nguồn bức xạ: …………………………………………………………………
2.3. Phòng x-quang
2.3.1. Bố trí phòng x-quang
- Sơ đồ phòng X-quang:
- Vật liệu làm tường và chiều dày: Mô tả các biện pháp che chắn bức xạ của phòng bao gồm tường dày bao nhiêu, chì dày bao nhiêu, xây dựng chì cao bao nhiêu…
- Diện tích phòng X-quang:
- Tín hiệu cảnh báo, thiết bị che chắn bức xạ và bảo hộ lao động kèm theo (nếu có điều vào ô số lượng):
STT TÊN THIẾT BỊ SỐ LƯỢNG TÌNH TRẠNG SỬ DỤNG
01 Áo chì
02 Đèn Cảnh báo
03 Bản cảnh báo
04 Bình chữa cháy
Phần III. Kế hoạch ứng phó sự cố
3.1. Các văn bản pháp luật làm căn cứ khi lập kế hoạch ứng phó sự cố:
- Luật Năng lượng nguyên tử số 18/2008-QH12, ngày 03/6/2008;
- Nghị định số 07/2010/NĐ-CP ngày 25/01/2010 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Năng lượng nguyên tử;
- Nghị định số 107/2013/NĐ-CP ngày 20/09/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử;
- Thông tư số 08/2010/TT-BKHCN ngày 22 tháng 7 năm 2010, của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc "Hướng dẫn khai báo, cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ và cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ";
- Thông tư số 19/2012/TT-BKHCN ngày 08/11/2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc "Quy định về việc kiểm soát và đảm bảo an toàn bức xạ trong chiếu xạ nghề nghiệp và chiếu xạ công chúng";
- Thông tư số 25/2014/TT-BKHCN ngày 8/10/2014 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc "Quy định việc chuẩn bị ứng phó và ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân, lập và phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân";
- Thông tư số 13/2014/TTLT-BKHCN-BYT Quy định về bảo đảm an toàn bức xạ trong y tế;
- Thông tư số 287/2016/TT-BTC ngày 15/11/2016 của Bộ Tài chính Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử;
3.2. Phân công trách nhiệm và quyền hạn
- Trách nhiệm người đứng đầu cơ sở: Thực hiện theo điều 26 Luật Năng lượng nguyên tử.
- Trách nhiệm phụ trách an toàn bức xạ và nhân viên bức xạ: Thực hiện theo điều 27 Luật Năng lượng nguyên tử.
3.3. Kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ:
- Nguyên lý khi tiến hành chụp X-quang là nguồn cung cấp điện áp để tạo ra tia X. Các tình huống tiên lượng có thể xảy ra sự cố bức xạ và quy trình ứng phó cho từng tình huống sự cố bao gồm:
3.3.1. Tình huống 1: Khi phòng đang ở vị trí chụp chiếu, có người lạ xâm nhập vào khu vực làm việc.
Nhân viên vận hành:
- Đóng (tắt) ngay thiết bị nguồn.
- Giữ nguyên hiện trạng. Yêu cầu người xâm nhập ở lại để cán bộ phụ trách an toàn thẩm vấn xác định liều nhiễm xạ của họ. Nếu không được, cần ghi lại địa chỉ số điện thoại để liên lạc sau.
- Thông báo ngay cho cán bộ phụ trách an tòan bức xạ và chủ cơ sở về sự cố.
Người phụ trách ATBX:
- Đánh giá mức độ nhiễm xạ của người thâm nhập: xác nhận thông tin cá nhân, tiến hành khám sức khỏe, phân tích máu và lập hồ sơ theo dõi sức khỏe định kỳ cho người xâm nhập. Gửi liều kế phông về đơn vị hợp đồng liều kế để xác nhận mức ảnh hưởng liều ra môi trường khi có sự thâm nhập;
- Lập bản xảy ra sự cố
- Thực hiện đưa ra biện pháp khắc phục tình huống;
- Thực hiện báo cáo lên chủ cơ sở;
- Thực hiện báo cáo lên Sở Khoa học và Công nghệ và Sở Y tế;
- Thực hiện lưu hồ sơ sự cố.
3.3.2. Tình huống 2: Hỏa hoạn tại vị trí máy.
Nhân viên bức xạ:
- Phải tìm cách tắt nguồn điện cung cấp và báo cho công an – lực lượng cứu hoả đồng thời cố gắng tháo bộ phận phát tia của máy;
- Thông báo cho người phụ trách ATBX và chủ cơ sở.
Người phụ trách ATBX:
- Phối hợp với lực lượng cứu hỏa điều tra nguyên nhân phát hỏa và đánh giá các tổn hại đối với thiết bị và con người;
- Lập bản xảy ra sự cố;
- Thực hiện đưa ra biện pháp khắc phục tình huống;
- Thực hiện báo cáo lên chủ cơ sở;
- Thực hiện báo cáo lên Sở Khoa học và Công nghệ và Sở Y tế;
- Thực hiện lưu hồ sơ sự cố.
3.2.3. Tình huống 3: Kết quả liều kế nhân viên vượt quá giới hạn cho phép.
Người phụ trách ATBX:
- Tạm đình chỉ công tác chụp đối với các nhân viên vận hành;
- Lập biên bản xảy ra sự cố
- Đánh giá mức độ nhiễm xạ của nhân viên vận hành máy: tiến hành khám sức khỏe, phân tích máu và lập hồ sơ theo dõi sức khỏe định kỳ cho nhân viên bức xạ;
- Thực hiện báo cáo lên chủ cơ sở;
- Thực hiện báo cáo lên Sở Khoa học và Công nghệ và Sở Y tế;
- Điều tra nguyên nhân sự cố:
+ So sánh kết quả đánh giá liều kế phông và liều kế cá nhân (xác nhận nguyên quá liều là do nhân viên không thực hiện đúng qui trình hoặc phòng bị rò tia bức xạ).
* Nếu liều kế phông tương đương liều kế cá nhân có thể sảy ra trường hợp là nhân viên vận hành máy đóng không kín cửa phòng X-quang (sai qui trình vận hành) hoặc phòng bị rò rỉ tia bức xạ;
* Nếu liều kế phông nhỏ nhỏ hơn liều kế cá nhân (tương đương phông môi trường của bản đánh giá ATBX phòng), có thể sảy ra trường hợp nhân viên vận hành không thực hiến đúng các yêu cầu về đeo liều kế, quy trình vận hành máy và bảng nội qui.
+ Tổ chức kiểm tra qui trình làm việc của nhân viên (xác nhận nguyên nhân nhân viên không thực hiện đúng qui trình vận hành và để liều kế không đúng nơi quy định);
+ Thực hiện kiểm định máy X– quang, kiểm tra đánh giá lại chất lượng phòng (xác nhận nguyên do máy hoặc hở tia do phòng).
- Đưa ra biện pháp khắc phục;
- Thực hiện khắc phục tiếp theo, theo khuyến cáo chuyên môn của Sở KH&CN và Sở Y Tế;
- Thực hiện lưu hồ sơ sự cố.
Nhân viên vận hành:
- Khai báo đầy đủ tình trạng sức khỏe và báo cáo quá trình, qui trình vận hành máy X – quang;
- Thực hiện theo chỉ định khắc phục của nhân viên phụ trách và khuyến cáo chuyên môn của Sở KH&CN và Sở Y Tế.
3.3.4. Nhân viên bức xạ vô tình cấp điện cho bóng phát tia X
Nhân viên bức xạ
Nhanh chóng ngừng phát tia. Kiểm soát những cá nhân liên quan khi vô tình bị chiếu tia.
Báo cho người phụ trách an toàn bức xạ.
Người phụ trách an toàn bức xạ
- Đánh giá mức độ nhiễm xạ của người bị chiếu xạ: xác nhận thông tin cá nhân, tiến hành khám sức khỏe, phân tích máu và lập hồ sơ theo dõi sức khỏe định kỳ.
- Lập bản xảy ra sự cố
- Thực hiện đưa ra biện pháp khắc phục tình huống;
- Thực hiện báo cáo lên chủ cơ sở;
- Thực hiện báo cáo lên Sở Khoa học và Công nghệ và Sở Y tế;
- Thực hiện lưu hồ sơ sự cố.
3.3.5 Nhân viên vận hành quên không kết thúc chiếu xạ khi tiến hành chiếu xạ tự động (thường đối với hệ thống CT Scanner)
Nhân viên bức xạ
Nhanh chóng kết thúc quá trình chiếu xạ. Kiểm soát những cá nhân liên quan khi vô tình bị chiếu tia.
Báo cho người phụ trách an toàn bức xạ.
Người phụ trách an toàn bức xạ
- Đánh giá mức độ nhiễm xạ của người bị chiếu xạ: xác nhận thông tin cá nhân, tiến hành khám sức khỏe, phân tích máu và lập hồ sơ theo dõi sức khỏe định kỳ.
- Lập bản xảy ra sự cố
- Thực hiện đưa ra biện pháp khắc phục tình huống;
- Thực hiện báo cáo lên chủ cơ sở;
- Thực hiện báo cáo lên Sở Khoa học và Công nghệ và Sở Y tế;
- Thực hiện lưu hồ sơ sự cố.
3.4. Quy định về huấn luyện
- Cử nhân viên tham gia các khoá huấn luyện về kiến thức an toàn bức xạ do các cơ quan có thẩm quyền tổ chức.
- Chỉ có nhân viên có nghiệp vụ về X – quang mới được phân công nhiệm vụ vận hành máy.
3.5. Quy định về lập và lưu giữ hồ sơ về sự cố:
Trường hợp nếu có sự cố bức xạ xảy ra, người phụ trách an toàn bức xạ có trách nhiệm lập biên bản và báo cáo, cung cấp chính xác, đầy đủ những thông tin cần thiết cho Sở Y Tế, Sở Khoa học và Công nghệ và thanh tra chuyên ngành. Hồ sơ sẽ được lưu tại phòng X – quang và photo một bản cho Phòng Tổ chức – Hành chính lưu.
3.6. Các số liên lạc cần thiết khi thực hiện ứng phó sự cố bức xạ:
Số điện thoại chủ cơ sở bức xạ: Bàn…………………………; Di động…………………….
Số điện thoại nhân viên phụ trách ATBX: Bàn………………….; Di động………………
Số điện thoại lực lượng cứu hỏa: 113
Số điện thoại Sở KHCN Bình Định: 056.3522075
Số điện thoại Sở y Tế Bình Định:……………………………………………………………..
3.7. Chính sách dự phòng sự cố an toàn bức xạ
Tổ chức thực hiện tốt Luật Năng lượng nguyên tử và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật.
Phân công nhân viên phụ trách an toàn bức xạ. Tất cả nhân viên bức xạ đều phải được tập huấn đầy đủ kỉến thức về an toàn bức xạ và định kỳ phải được đào tạo lại kiến thức về ATBX.
Kiểm tra và hiệu chỉnh định kỳ đối với các thiết bị bức xạ theo quy định của cơ quan kiểm soát bức xạ.
Tuyên truyền giáo dục kiến thức về an toàn bức xạ cho nhân viên và cho cộng đồng. Sử dụng các biện pháp quản lý hành chính trong kế hoạch phòng chống sự cố như: gắn biển báo cảnh báo nguy hiểm phóng xạ, nội quy an toàn phòng xạ được niêm yết công khai và dễ nhận biết cho cả bệnh nhân và nhân viên bức xạ, kiểm soát vùng ra vào của bệnh nhân và người nhà bệnh nhân tại khu vực bức xạ….
Lập hồ sơ theo dõi tình hình sức khỏe cho nhân viên bức xạ. Có kế hoạch bố trí công tác hợp lý đối với các nhân viên bức xạ bị chiếu xạ hoặc qúa liều.
Trang bị các phương tiện bảo hộ cũng như phương tiện dùng để ứng phó trong sự cố bức xạ: áo chì, yếm chì, găng tay chì….
IV. Tài liệu kèm theo
- Mẫu biên bản sự cố bức xạ
- Mẫu báo cáo sự cố bức xạ
VII. Hồ sơ an toàn bức xạ (lưu tại đơn vị)
- Hồ sơ về thiết bị bức xạ; các thay đổi, sửa chữa, nâng cấp thiết bị bức xạ;
- Hồ sơ kiểm xạ khu vực làm việc, đo đạc và hồ sơ bảo dưỡng, kiểm định, hiệu chuẩn, trong đó ghi lại: kế hoạch kiểm xạ, công tác kiểm xạ, kết quả kiểm xạ định kỳ;
- Nhật ký và hồ sơ về sự cố bức xạ, hạt nhân trong quá trình tiến hành công việc bức xạ;
- Hồ sơ đào tạo của nhân viên bức xạ;
- Hồ sơ sức khỏe của nhân viên bức xạ, trong đó ghi lại kết quả khám sức khỏe hàng năm và đột xuất của từng nhân viên;
- Hồ sơ liều bức xạ của nhân viên bức xạ theo mẫu quy định. Hồ sơ liều bức xạ của nhân viên bức xạ được cập nhật ít nhất một năm một lần và ngay sau khi xảy ra trường hợp liều bức xạ vượt quá mức điều tra, giới hạn liều và khi có yêu cầu;
- Kết luận thanh tra, kiểm tra và tài liệu về việc thực hiện yêu cầu của cơ quan có.
Mẫu hồ sơ
Đơn đề nghị phê duyệt
Kế hoạch ứng phó
Biên bản sự cố bức xạ
Báo cáo sự cố