Các nhà khoa học in 3D một miếng bánh ngọt

Kích cỡ chữ:A+ |A |A-

05/04/2023 10


Các nhà khoa học in 3D một miếng bánh ngọt

 

Một công thức bảy thành phần đã cho thấy tiềm năng tạo ra thực phẩm trong tương lai của công nghệ này, các nhà nghiên cứu cho biết.

Các nhà nghiên cứu đã thúc đẩy giới hạn của công nghệ in 3D trong nhiều thập kỷ, bằng việc sử dụng kỹ thuật sản xuất để tạo ra các hàng hóa thương mại như đồ nội thất, giày, cơ quan cơ thể người hay thậm chí là tên lửa. Nhưng công nghệ có thể được ứng dụng để tạo ra một miếng bánh tráng miệng ngay trong gian bếp nhà bạn?

Các nhà khoa học đã sử dụng công nghệ in 3D để tạo ra một phạm vi rộng lớn các vật thể kỳ lạ nhưng đầy hữu dụng, thu hút và xác thực. Người ta có thể đặt mua một cái xe đạp in 3D, một bản sao  nhân vật từ phim hoạt hình “The Addams Family” và thậm chí là những bức tượng nhỏ diễn viên Dwayne “The Rock” Johnson.

Hiện tại, các nhà nghiên cứu đang theo đuổi ước mơ mở rộng đường biên lĩnh vực in 3D để tạo ra những vật thể khác, hiện thực hơn và ngon miệng hơn: bánh phô mai.

Một nhóm nghiên cứu gần đây đã sử dụng một máy in 3 D để tạo ra một lát bánh ngọt ăn được. Kết quả được họ miêu tả trên tạp chí NPJ Science of Food 1.

Công thức để in 3D thân thiện với môi trường của họ đòi hỏi bảy nguyên liệu – bột bánh quy giòn Graham, bơ lạc, mứt dâu, mứt hạt phỉ – chocolate ngọt, chuối nghiền nhuyễn, quả cherry phủ đường và kem. Công nghệ này tạo ra một lát bánh bằng việc ép từng nguyên liệu với nhau từ một vòi phun theo những đường mỏng mảnh, hình thành một thành một miếng bánh ngọt tráng miệng có nhiều lớp.

Dĩ nhiên là thành công của việc một cái bánh ngọt phụ thuộc vào khẩu vị. Việc một người có thể thích hoặc không thích thưởng thức lát bánh này còn phụ thuộc vào sự ham thích bánh quy giòn Graham – bột bánh quy giòn Graham chiếm tới hơn 70% thành phần của miếng bánh in 3D này.

“Khi bạn cắn nhẹ nó, bạn sẽ cảm nhận được hương vị lan tỏa theo nhiều con sóng khác nhau”, Jonathan Blutinger, một kỹ sư cơ học tại ĐH Columbia và là tác giả đầu của bài báo mới cho biết trên New Scientist. “Và tôi nghĩ đó là một chức năng của lớp hình thành trong cấu trúc thực tế tạo thành miếng bánh”.

“Vị của nó không như vị mà tôi từng thử trước đây”, Blutinger trả lời The Guardian, đề cập đến những thất bại ban đầu trong quá trình in bánh 3D. “Tôi từng thưởng thức nó nhưng đấy không phải là một vị như thông thường chúng ta vẫn được ăn. Chúng tôi không phải là những đầu bếp Michelin”.

Nhóm nghiên cứu của Blutinger có được thành phần cho chiếc bánh của minhd từ một cửa hàng bình thường ở thành phố New York. Các nhà nghiên cứu đã nghiền chuối bằng một cái nĩa và trộn nó với nước, bơ và bánh quy Graham trong một cái máy xay sinh tố để hình thành một hỗn hợp bột nhão.

Những phiên bản bánh đầu tiên phụ thuộc vào việc hỗn hợp bột nhão có ít hay nhiều bánh quy giòn – nó có thể chỉ chiếm một phần ba trong lát bánh ở nhiều công thức khác nhau. Nhưng khi máy in cấu trúc các lớp đó, các lát bánh nhanh chóng bị chảy ra khi các lớp thành phần quá ướt được tiếp thêm.

Sau vô số nỗ lực thất bại, các nhà làm bánh bằng công nghệ mới đã quyết định bỏ thêm các lớp bột bánh quy giòn vào lát bánh. Họ đã tạo ra những ‘cái giếng’ từ những nguyên liệu thành phần khô hơn, cứng cáp hơn với những miếng dày ở dưới và mỏng ở trên. Sau đó, họ rót các thành phần ướt hơn bên trong ‘giếng’, vì vậy nó phù hợp.

Với những thay đổi này, các lát bánh tiếp theo vẫn giữ được sự nguyên vẹn trong cấu trúc của họ. Bước tiếp theo là sử dụng laser xanh lam để làm nâu hóa lớp bánh quy trên cùng. Về tổng thể, mất khoảng 30 phút để làm ra một lát bánh ngọt.

Bánh của nhóm nghiên cứu này không phải là nỗ lực đầu tiên để tạo ra thực phẩm in 3D. Một công ty đang làm về thịt nhân tạo in 3D từ thực vật, trong khi một cửa hiệu ăn đã cung cấp các món ăn in 3D, theo CNN. NASA đã tìm hiểu về thực phẩm in 3D cho các nhà du hành vũ trụ có thể ăn trong những chuyến đi dài này trong vũ trụ, theo USA Today.

“Bánh phô mai này là sản phẩm tốt nhất chúng tôi có thể khoe ra lúc này nhưng máy in trên thực tế có thể còn làm được nhiều hơn thế”, Blutinger nói trên The Guardian. “Chúng tôi có thể in thịt gà, thịt bò, rau củ và phô mai. Bất cứ thứ gì có thể được hình thành từ hỗn hợp nhão, lỏng hay bột”.

Trong tương lai, con người có thể mua các máy in 3D để ‘nấu nướng’ trong gian bếp nhà mình nhưng có thể giá vẫn còn hơi đắt với khoảng 1.500 USD, theo New Scientist. Điều thiết yếu thì các máy in này có thể cần các công thức để thực hiện tốt chức năng của mình. “Nếu công nghệ này tiến vào thị trường thì nó sẽ giống như việc có một cái máy iPod mà không cần bất kỳ tệp MP3 nào”, Blutinger trả lời CNN. “Vì những điều cần thiết đó được đặt vào một nơi mà bạn có thể tải các công thức, tạo ra các công thức của chính mình và được truyền cảm hứng cho cái mà anh có thể làm trên thực tế với cái máy này để thực sự tạo ra sự phát triển vượt bậc”.

Các nhà nghiên cứu cho biết trong một thông cáo báo chí là in 3D có thể giúp lên kế hoạch bữa ăn và có thể làm ra đồ ăn thêm vệ sinh an toàn thực phẩm hơn bằng việc giảm thiểu sự “động chân động tay” của con người.

Andrew Feenberg, một nhà triết học về công nghệ tại ĐH Simon Fraser tại Canada, người không tham gia vào nghiên cứu này, không nhìn thấy các thiết bị này có thể được sử dụng sớm trong các gia đình. “Có thể là nó sẽ hữu dụng trong hiệu ăn và cửa hàng cà phê, nơi việc đưa các thành phần và chương trình phần mềm có thể thực hiện cả trong giờ nghỉ”.

Thanh Phương tổng hợp

Nguồn: https://www.smithsonianmag.com/smart-news/scientists-3d-printed-a-slice-of-cake-180981862/

https://edition.cnn.com/2023/03/21/world/3d-printed-food-cheesecake-scn/index.html

————————————–

https://www.nature.com/articles/s41538-023-00182-6