- Thứ bảy, 16/01/2021 22:34:31
Hội đồng KH&CN chuyên ngành tỉnh nghệm thu các đề tài nghiên cứu khoa học
05/12/2019 : 00:12
Trong ngày 22.11, Hội đồng KH&CN chuyên ngành tỉnh do ThS. Nguyễn Hữu Hà, Phó Giám đốc Sở KH&CN chủ trì tổ chức nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học "Nghiên cứu ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất mai cảnh tại các vùng chuyên canh, làng nghề trồng mai ở tỉnh Bình Định" do TS Lại Đình Hòe, Phó Viện trưởng Viện KHKT Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ làm chủ nhiệm và đề tài "Nghiên cứu hoàn thiện quy trình sản xuất chế phẩm vi sinh trùn quế để nâng cao năng suất, hạn chế một số bệnh trên một số cây trồng cạn tại tỉnh Bình Định" do kỹ sư Trịnh Văn Minh, Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp Phù Mỹ làm chủ nhiệm.
Hội đồng KH&CN chuyên ngành tỉnh nghiệm thu đề tài
Sau gần ba năm triển khai thực hiện, TS Lại Đình Hòe cùng cộng sự đã ứng dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác tiên tiến trong trồng mai vàng ở tỉnh Bình Định theo hướng chuyên canh (như trồng cây trong nhà màng, bón phân hợp lý, ứng dụng công nghệ tưới nước nhỏ giọt, quản lý dịch hại tổng hợp) đã xây dựng "quy trình trồng mai trong nhà màng". Cây mai vàng có thể trồng được trên nhiều chân đất, nhưng thích hợp nhất là đất phù sa, hoặc đất thịt nhẹ có nhiều chất hữu cơ. Phân bón hưu cơ rất thích hợp với mai và được xem là loại phân chính. Phân hữu cơ giúp cho mai phát triển bền vững, tạo nhiều nụ hoa và làm tăng độ Ph trong đất. Đối với phân hóa học, nên dùng phân hỗn hợp NPK+TE để cung cấp đồng thời nguyên tố đa lượng, trung vi lượng cho cây sinh trưởng, phát triển. Nước tưới cho cây mai có thể sử dụng nguồn nước sông, suối, nước giếng không chua phèn để tưới, trong mùa nắng nên tưới hàng ngày để đất đủ ẩm, mùa mưa cần đảm bảo tiêu thoát nước. Phòng trừ sâu bệnh cho cây mai, cần áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp dịch hại (IPM), khi sử dụng thuốc hóa học, cần tuân thủ nguyên tắc sử dụng thuốc 4 đúng, sử dụng thuốc có nguồn gốc thảo mộc, sinh học …
TS Lại Đình Hòe báo cáo đề tài
Theo kết quả của kỹ sư Trịnh Văn Minh "Nghiên cứu hoàn thiện quy trình sản xuất chế phẩm vi sinh trùn quế để nâng cao năng suất, hạn chế một số bệnh trên một số cây trồng cạn tại tỉnh Bình Định" nhóm nghiên cứu cho thấy: Bổ sung công đoạn lọc, sục khí trong quá trình ủ và bảo quản kín vào quy trình sản xuất chế phẩm vi sinh từ trùn quế giúp rút ngắn được 1/3 thời gian, chế phẩm không còn mùi hôi và không bị tắc khi phun; Công thức phối trộn (trùn quê 30%, men vi sinh 1,5%, phụ gia 20%, nước 48,5%) có các yêu tố dinh dưỡng phù hợp, vi sinh vật Bacillus đạt cao nhất, có giá thành phù hợp. Sử dụng chế phẩm vi sinh trùn quế làm tăng năng suất cây trồng, giảm tỷ lệ mắc một số loại bệnh, giúp cây sinh trưởng, phát triển tốt. Liều lượng 0,5 lít chế phẩm cho năng suất cao, giảm tỷ lệ bệnh và đạt hiệu quả kinh tế cao.
Hội đồng KH&CN chuyên ngành tỉnh do ThS. Nguyễn Hữu Hà, Phó Giám đốc Sở KH&CN chủ trì đã xếp loại Đạt cho hai đề tài nghiên cứu khoa học.
Tin ảnh Đức Tuấn
Tin liên quan
- Nghiên cứu quy trình công nghệ sản xuất thuốc tiêm đông khô Epirubicin, Ifosfamid, Bleomycin để điều trị ung thư
- Hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất thuốc tiêm Fluorouracil, Docetaxel, Etoposid và thuốc tiêm đông khô Oxaliplatin, Gemcitabin để điều trị ung thư
- Nghiên cứu quy trình công nghệ sản xuất thuốc tiêm Epirubicin, Doxorubicin, Cisplatin, Irinotecan, Methotrexat, Vinorelbin, Folinat Calci để điều trị ung thư
- Nghiệm thu đề tài về nghiên cứu kỹ thuật canh tác sản xuất mè
- Điều chế tinh bột lúa mì acetat hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường tuýp 2 tại Bình Định
- Phẫu thuật nội soi cắt bán phần dưới dạ dày do ung thư
- Giải pháp hỗ trợ đổi mới sáng tạo tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Định
- Xây dựng bộ tiêu chí và đánh giá hiệu quả KT-XH của các nhiệm vụ nghiên cứu KH&CN
- Nghiên cứu trồng một số loài cây hoa cảnh quan có giá trị phục vụ phát triển du lịch sinh
- Nghiệm thu đề tài nghiên cứu dịch tễ học lâm sàng và phân tử bệnh tay chân miệng