- Thứ sáu, 23/04/2021
Nhật Bản khởi động sứ mệnh ‘dọn rác không gian’
26/03/2021 : 14:03
Mới đây, vệ tinh nhân tạo của Công ty Astroscale có trụ sở tại Tokyo, Nhật Bản đã được phóng thành công lên quỹ đạo Trái đất để thử nghiệm kỹ thuật thu hồi rác thải vũ trụ.
Vệ tinh được phóng lên bằng tên lửa đẩy của Nga từ sân bay vũ trụ Baikonur ở Kazakhstan - Ảnh: Nikkei
Vệ tinh này được phóng lên bằng tên lửa đẩy của Nga từ sân bay vũ trụ Baikonur ở Kazakhstan. Trong lần thử nghiệm này, vệ tinh mang theo thiết bị thu hồi rác và bộ phận mô phỏng rác vũ trụ.
Khi đạt tới độ cao 550 km trên quỹ đạo Trái đất, các bộ phận thử nghiệm sẽ tự động tách rời. Thiết bị thu hồi rác sẽ sử dụng máy quay, radar để nhận diện, tiếp cận bộ phận mô phỏng rác vũ trụ, sau đó sử dụng nam châm với lực hút lớn để thu hồi rác.
Ở giai đoạn cuối cùng, thiết bị cùng với rác thải vũ trụ sẽ được đưa trở về bầu khí quyển Trái đất để đốt cháy.
Rác không gian là một vấn đề ngày càng gia tăng trong nhiều năm, khi các vật thể do con người tạo ra như vệ tinh cũ và các bộ phận của tàu vũ trụ tích tụ trong quỹ đạo thấp của Trái đất đến khi chúng phân hủy, rời khỏi quỹ đạo, phát nổ hoặc va chạm với các vật thể khác, phân tán thành những mảnh rác thải nhỏ hơn.
Theo một báo cáo gần đây của NASA, ít nhất 26.000 trong số hàng triệu mảnh rác vũ trụ có kích thước bằng một quả bóng mềm. Quay quanh Trái đất với vận tốc 17.500 dặm/giờ, chúng có thể phá hủy một vệ tinh khi va chạm.
Hơn nửa triệu mảnh vỡ là các mối đe dọa cho các sứ mệnh khác vì khả năng tác động đến hệ thống bảo vệ, thùng nhiên liệu và các cabin tàu vũ trụ.
Riêng các mảnh vỡ nhỏ hơn (hơn 100 triệu mảnh có kích thước bằng hạt muối) lại có thể làm thủng bộ đồ vũ trụ hoặc tăng nguy cơ va chạm với tàu vũ trụ và phi hành đoàn.
Các công nghệ dọn rác không gian đã được thử nghiệm từ nhiều năm trước. Cơ quan Vũ trụ châu Âu cũng có kế hoạch đưa một robot tự hủy vào quỹ đạo vào năm 2025, mà cựu Tổng Giám đốc của tổ chức này gọi là "máy hút bụi" không gian.
Theo Chinhphu.vn
Tin liên quan
- Nghiên cứu chế biến một số sản phẩm từ ngô cho vùng dân tộc thiểu số
- Australia xây kính thiên văn vô tuyến lớn nhất thế giới
- Mô hình Edu-Farm tại Trạm Nghiên cứu thực nghiệm KH&CN (Trung tâm Thông tin - Ứng dụng KH&CN Bình Định) thu hút học sinh
- 60 năm người đầu tiên bay vào vũ trụ
- Trung tâm Khám phá khoa học tham gia Ngày hội “Sách niềm vui và trí tuệ”
- Xây dựng cơ chế vượt trội, đột phá cho KHCN và đổi mới sáng tạo
- Hội nghị mô phỏng Liên Hợp Quốc Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn - Bình Định mở rộng năm 2021
- Miễn tiền thuê đất cho dự án nghiên cứu khoa học, phi lợi nhuận
- Đo kiểm dịch vụ 3G, 4G của 4 nhà mạng
- Triển lãm Eco-Sus: nghệ sĩ với môi trường